Vải satin – Đôi nét về chất liệu vải satin
Chúng ta thường biết đến vải satin được sử dụng rộng rãi trong thiết kế thời trang, nhưng thực tế, chất liệu này còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng bài viết tìm hiểu ngay vải satin và vải gì và những đặc điểm nổi bật của nó nhé!
Vải satin là gì? Nguồn gốc vải satin
Vải satin là “họ hàng” với vải lụa, còn được gọi tên quen thuộc hơn là vải sa tanh. Satin được áp dụng kỹ thuật dệt vân, giúp cấu trúc vải chặt chẽ nhờ quá trình đan kết các sợi ngang và sợi dọc. Vào các thời trước, satin thường được làm từ sợi cotton, tơ tằm, ngày nay thì sử dụng thêm các loại sợi tổng hợp.
Satin xuất hiện từ thời Trung cổ khá lâu về trước, vải satin, vải nhung gấm và lụa được xếp cùng một thùng hàng, vì được xem là hàng thương hạng, quý hiếm, thường được các nhà may lành nghề nổi tiếng dành tặng giới quý tộc, dâng lên vua chúa, thể hiện sự tôn trọng, kính mến.
Chất liệu vải satin xuất hiện lần đầu ở châu Á, từ Trung Quốc, khi các thương gia ở đây mang đi buôn bán ở các bến cảng dọc các nước, dần dần được quảng bá rộng rãi.
Có những loại vải satin nào?
Vải satin hiện nay được chia thành hai loại chính là satin lụa và satin cotton
Satin Cotton
Satin Cotton là loại vải satin được sản xuất từ những sợi cotton mềm, thoáng với satin bóng mịn truyền thống. Vì thế chất liệu này sở hữu những ưu điểm tuyệt vời như: thoáng mát, hút ẩm tốt, không nhăn không nhàu khi giặt, và nhanh khô.
Satin Lụa
Lụa có đặc điểm nhẹ, mềm mại nên vải satin lụa sở hữu màu sắc, độ bóng tối ưu. Vì thế, lụa satin là chất liệu hoàn hảo có thể sử dụng ở cả 4 mùa. Mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp và không bị tích điện.
Cách phân biệt hai loại vải này rất đơn giản, bạn có thể dùng tay kéo giãn bề mặt vải, cotton satin dãn nhẹ còn lụa satin thì không.
Ưu, Nhược điểm của vải Satin
Nhắc đến vải satin là vải gì, chúng ta thường nhớ đến vải satin bóng, óng ảnh và mềm mịn. Đây cũng là đặc trưng nổi bật nhất của chất liệu satin và người tiêu dùng đặc biệt yêu thích độ sáng bóng tối ưu này của sản phẩm. Vải satin không chỉ mang lại cảm giác mát mẻ với mùa hè mà mùa đông cũng rất ấm áp. Chính vì thế, vải được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ngoài may mặc, người ta còn sử dụng vải satin làm chăn, ga, gối.
Bên cạnh đó, vải satin cũng đa dạng về màu sắc, dễ dàng tạo họa tiết hoa văn thu hút, sang trọng giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn với gam màu vải theo sở thích và tính cách của họ.
Tuy vậy, vải satin cũng sở hữu những nhược điểm không mong muốn. Vì bề mặt vải nóng nên khi may khó giữ nếp, khó may những kiểu dáng đa dạng. Ngoài ra, vải satin khá dễ rách và bắt lửa nên trong quá trình giặt ủi phải lưu ý để tránh ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của vải.
Ứng dụng vải satin
Với ưu điểm vải mềm mịn, óng ảnh bắt mắt mà chất liệu vải satin được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là thời trang và sản xuất chăn ga gối.
Ứng dụng trong may mặc
Vải satin khi sử dụng may quần áo, trang phục sẽ mang đến vẻ đẹp lịch thiệp, sang trọng. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp vải satin được sử dụng để may áo khoác cho vận động viên bóng chày, quần short, đồ lót phụ nữ, váy cưới, mũ, áo ngủ, áo sơ mi, một số còn được sử dụng sản xuất giày bale, giày dép thời trang và túi xách.
Ứng dụng may chăn ga gối
Vải satin cũng được ứng dụng may chăn ga gối phổ biến trong những năm gần đây. Chăn ga gối đệm may từ chất liệu vải satin luôn mềm mại, thông thoáng, mang lại cho người dùng cảm giác thoáng mát, dễ chịu khi ngủ.
Ứng dụng làm nội thất
Vải satin cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành nội thất để làm các sản phẩm như rèm cửa, vỏ bọc sofa, vỏ bọc đèn, thảm trải bàn. …
Có thể thấy chất liệu vải satin được ứng dụng rộng rãi ngày nay trong nhiều lĩnh vực. Chúng ta có thể thấy vải satin ở nhiều nơi, đặc biệt khi may chăn ga gối. Nếu bạn đang cân nhắc một bộ chăn ga chất lượng thì đừng bỏ qua chất liệu satin mềm mại này nhé.