Tin tức

Vệ sinh nệm cao su sạch như mới mua

Nệm cao su được nhiều người yêu thích vì độ êm ái, nâng đỡ cơ thể và đặc biệt là độ bền vượt trội. Muốn nệm kéo dài tuổi thọ, bạn chắc chắn phải biết cách vệ sinh nệm cao su. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao cần vệ sinh nệm định kỳ?

Ngay cả những sản phẩm nệm chất lượng cao cũng khó tránh khỏi vết bẩn trong quá trình sử dụng. Vệ sinh nệm cao su nói riêng và vệ sinh các loại nệm khác nói riêng là một cách kéo dài tuổi thọ của nệm. Bên cạnh đó có nhiều lý do bạn nên vệ sinh đệm cao su định kỳ:

Vệ sinh nệm cao su định kỳ giúp kéo dài thời gian sử dụng nệm
Vệ sinh nệm cao su định kỳ giúp kéo dài thời gian sử dụng nệm

Nệm chứa nhiều vi khuẩn

Giường ngủ và chiếc nệm bạn nằm mỗi ngày tưởng chừng không tiếp xúc với bụi bẩn nhưng lại là điều kiện lý tưởng để bọ, rệp phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng như viêm ngứa da, ho hay hen suyễn,…

Nệm dễ bám bụi

Cấu tạo nệm cao su hay nệm mút, nệm bông… sau một thời gian sử dụng rất dễ bị bám bụi bẩn, không chỉ làm cho không khí trong phòng ngột ngạt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nên việc vệ sinh nệm cao su là cần thiết, mang lại không khí trong lành hơn cho căn phòng.

Loại bỏ các vết ố vàng

Có nhiều nguyên nhân khiến nệm bị bẩn như vô tình làm đổ đồ uống lên nệm, bùn đất từ quần áo hay nước tiểu của trẻ em,… Bạn hoàn toàn có thể xử lý nhanh gọn những vết bẩn này với nhiều cách giặt nệm cao su.

Kéo dài tuổi thọ

Nếu các vết bẩn, vi khuẩn phát triển lâu ngày thì tuổi thọ của đệm bị giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, mồ hôi hay nước uống thấm vào nệm sẽ làm hỏng cấu tạo của sợi vải hay bề mặt nệm cao su.
Các bước vệ sinh nệm cao su

Vệ sinh nệm thường xuyên là một cách để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh. Hướng dẫn vệ sinh nệm cao su dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng thực hiện tại nhà.

Bước 1: Xử lý bằng phương pháp khô

Dọn gọn chăn, gối, gấu bông hay các vật dụng khác trên giường sang một bên

Tháo ga và áo nệm và giặt như bằng tay hoặc bằng máy bằng phương pháp thông thường

Trước khi vệ sinh nệm cao su, bạn hãy dùng khăn khô để lau hết bụi bẩn trên bề mặt nệm

Giặt khăn bằng nước ấm, vắt ráo sau đó tiếp tục lâu nệm

Với những nệm có lỗ thông hơi, bạn nên dùng gậy đập để bụi bẩn nằm bên trong có thể bay hết ra ngoài.

Dọn chăn, gối và tháo vỏ bọc nệm để tiến hành vệ sinh

Bước 2: Tiến hành giặt và vệ sinh nệm

Kiểm tra những vết ố vàng, vết bẩn cứng đầu trên bề mặt nệm

Để giặt nệm cao su hiệu quả, bạn nên tìm hiểu cách tẩy nệm cao su, xử lý những vết bẩn bám lâu ngày trước khi vệ sinh toàn bộ nệm:

Để xử lý những vết ố vàng trên nệm cao su, bạn có thể sử dụng xà phòng trộn với dung dịch tẩy (có thể sử dụng baking soda) tạo thành hỗn hợp, dùng khăn bông nhúng vào dung dịch và chà lên vết bẩn.

Hoặc có thể sử dụng oxy già đổ trực tiếp lên vết bẩn, để 10-15 phút và dùng khăn mềm lau sạch lại.

Sử dụng muối và nước rửa chén với tỷ lệ 2:1, dùng khăn thấm hỗn hợp lên bề mặt nệm cũng là một cách giặt nệm cao su hiệu quả.

Thuốc tẩy quần áo là biện pháp cuối cùng với những vết baar cứng đầu. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng những chất tẩy dịu nhẹ, pha loãng với nước và chà nhẹ lên vết bẩn

Sau khi xử lý xong những vết bẩn cứng đầu đó, bạn hãy trải tấm bọc nệm hoặc tấm khăn lớn đã thấm nước, vắt ráo lên bề mặt nệm, sau đó dùng gậy đập nhẹ để bụi bẩn trong nệm bay ra ngoài và thấm vào tấm trải đệm bên trên, tránh việc bụi bẩn bay trong không khí có thể chúng ta sẽ hít phải.

Dọn chăn, gối và tháo vỏ bọc nệm để tiến hành vệ sinh
Dọn chăn, gối và tháo vỏ bọc nệm để tiến hành vệ sinh

Bước 3: Vệ sinh nệm cao su bằng máy hút bụi

Để vệ sinh nệm cao sạch tối đa, sau khi hoàn tất hai bước trên, bạn sử dụng máy hút bụi để làm sạch hơn nữa vết bẩn trong kẽ đệm, tránh trường hợp đệm đã được làm sạch nhưng bụi bẩn vẫn trú ẩn trong ngóc ngách bên trong.

Bên cạnh đó, vệ sinh nệm bằng máy hút bụi có thể làm khô nệm và lấy đi các chất tẩy dạng bột vừa sử dụng tẩy nệm.

Sử dụng máy hút bụi làm sạch nệm cao su
Sử dụng máy hút bụi làm sạch nệm cao su

Bước 4: Nhỏ tinh dầu lên bề mặt nệm

Sau khi vệ sinh nệm cao su, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu có tính kháng khuẩn như oải hương, bạc hà, chanh sả… lên nệm, vừa khử mùi vừa tạo hương thơm dễ chịu cho nệm.

Bạn nên một lượng nhỏ tinh dầu với nước, cho bình xịt lắc đều và xịt lên đệm để loại bỏ mùi hôi tuyệt đối, cũng như giúp xua đuổi vi khuẩn còn sót lại trong nệm cao su.

Nhỏ tinh dầu giúp nệm cao su thơm và sạch hơn
Nhỏ tinh dầu giúp nệm cao su thơm và sạch hơn

Bước 5: Phơi khô nệm tự nhiên

Sau khi vệ sinh nệm cao su tại nhà, bạn mang nệm ra phơi ở nơi có thông thoáng, có giá, tránh ánh sáng mặt trời hoặc ở dưới quạt để nệm khô tự nhiên.

Nệm cao su phơi khô loại bỏ được nấm mốc và mùi hôi khó chịu. Bạn có thể kê ghế để tránh tiếp xúc nệm với mặt đất. Nếu thời tiết nóng nên kiểm tra thường xuyên, tránh để nhiệt ảnh hưởng đến chất lượng nệm

Để nệm cao su phơi khô tự nhiên
Để nệm cao su phơi khô tự nhiên

Bảo quản nệm cao su đúng cách

Vệ sinh nệm cao su đúng cách là chưa đủ, bạn cần chú ý bảo quản nệm để kéo dài tuổi thọ của nệm:

Đảm bảo nệm luôn được trải trên bề mặt phẳng, không gồ ghề, không có vật sắc nhọn làm rách nệm

Thường xuyên thay ga phủ, vải bọc để nệm luôn sạch sẽ, tránh vi khuẩn, mồ hôi thấm vào nệm cao su

Giặt ga nệm thường xuyên

Không để những vật sắc nhọn lên nệm, không để vật nặng trên nệm quá lâu

Tránh để nệm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, những thiết bị có nhiệt độ cao như bàn là, lò sưởi

Không gấp nệm cao su vù có thể làm đứt gãy cấu trúc

Tránh tuyệt đối hóa chất, dung môi kỵ với chất liệu cao su

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bài viết để giới thiệu đến bạn hướng dẫn vệ sinh nệm cao su đúng cách và hiệu quả.

Bảo Trâm

Tôi là một biên tập viên nội dung tại Forever Bedding, Tôi chuyên chia sẻ các kiến thức và tư vấn mua sắm chăn ga gối đệm, và trang trí phòng ngủ cho nhiều gia đình. Hãy liên hệ tôi ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất.

Related Articles

Trả lời

Back to top button